Kiểm Tra CIC Cá Nhân Nhanh và Chính Xác Nhất

Bất kì ai khi có ý định đi vay vốn ngân hàng hay đã từng vay mượn ngân hàng thì chắc hẳn cụm từ CIC không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, nếu bạn chưa biết gì về CIC, thì bài viết sau đây sẽ trang bị cho bạn các kiến thức đầy đủ nhất về CIC, hay tại sao CIC được xem như là một tiêu chuẩn quan trọng trong việc xét duyện điều kiện cho vay vốn của các ngân hàng.

Một trong những tiêu chí quan trọng nhất quyết định đến sự thành công khi đi vay vốn ngân hàng đó là thông tin CIC của bạn. Các ngân hàng thường sẽ quan tâm đến việc kiểm tra CIC để quyết định có cho người đó vay tiền hay không.

Vậy tại sao CIC lại có tầm ảnh hưởng đến như vậy? Và làm thế nào để bạn có thể kiểm tra CIC cá nhân? Hãy cùng tìm hiểu thêm bên dưới qua bài viết của chúng tôi.

1. CIC là gì

CIC là gì

Bất kì một ngân hàng nào trên thế giới cũng có một hệ thống thông tin tín dụng được liên kết với nhau, các ngân hàng ở Việt Nam cũng vậy. Hệ thống này đóng vai trò như một cuốn sổ ghi chép và đánh giá lịch sử tín dụng của mỗi cá nhân hay doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

Hệ thống này tên có tên là Credit Information Center hay còn được gọi tắt là CIC, một trung tâm lưu trữ thông tin tín dụng chịu sự quản lí của nhà nước.

Nếu bạn đã từng giao dịch tại một ngân hàng nào đó, toàn bộ thông tin của bạn sẽ được lưu trữ trong hệ thống này, làm cơ sở cho việc xét cấp tín dụng của ngân hàng đó.

Kiểm tra CIC chính là quá trình kiểm tra lịch sử tài chính của bạn nhằm mục đích xác nhận xem có đúng và đủ điều kiện để được vay vốn từ ngân hàng hay không.

2. CIC hoạt động như thế nào?

CIC hoạt động như thế nào?

CIC hoạt động bằng cách lưu trữ tất tần tật các thông tin về người dùng liên quan đến cá nhân, các khoản vay, giá trị vay, hay quá trình thanh toán được cung cấp bởi ngân hàng hay tố chức tín dụng.

Khi bạn thực hiện một giao dịch nào đó, thông tin đó sẽ được chuyển về CIC, cập nhật vào cơ sở dữ liệu và lưu lại trên hệ thống để người sử dụng hay doanh nghiệp có thể nắm được thông tin một cách cụ thể và xác thực nhất.

Cuối cùng, các ngân hàng sẽ dựa vào thông tin CIC này để đưa ra quyết định có cho bạn vay hay không, dựa vào 5 nhóm sau:

  • Nhóm 1 là những đối tượng dư nợ cho vay những vẫn đủ tiêu chuẩn. Nhóm này được đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn. Những trường hợp quá hạn trả nợ trong vòng từ 1 đến 10 ngày vẫn được cân nhắc nằm trong nhóm này, nhưng sẽ bị phạt lãi.
  • Nhóm 2 là nhóm gồm những tài khoản dư nợ cần lưu ý với thời gian đáo hạn muộn từ 10 đến 90 ngày
  • Nhóm 3 thuộc những tài khoản dư nợ dưới tiêu chuẩn cho vay với các khoảng nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày
  • Nhóm 4 là những người dư nợ có nghi ngờ, với các khoản nợ từ 181 đến 360 ngày
  • Nhóm 5 thuộc về những người dư nợ có khả năng mất vốn với các khoảng nợ quá 1 năm, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu từ 90 ngày trở lên, hay các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý

Việc phân loại các nhóm nợ như vậy giúp ngân hàng khi kiểm tra CIC xác định được những ai đang thuộc trong nhóm nợ xấu, hay cá nhân nào không đạt tiêu chuẩn vay vốn, từ đó sẽ đưa ra quyết định và hướng giải pháp xử lý phù hợp.

3. Kiểm tra CIC cá nhân ra sao?

Kiểm tra CIC cá nhân ra sao?

Mạng lưới CIC là một mạng lưới vô cùng lớn với sự tham gia của hơn 1000 tổ chức tài chính cùng các đơn vị tín dụng trong nước Việt Nam. Chính vì vậy, việc kiểm tra CIC cá nhân cũng trở nên vô cùng đơn giản và nhanh chóng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kiểm tra CIC cá nhân online chỉ bằng vài bước đơn giản. Cách kiểm tra CIC online có thể thực hiện như sau:

Bước 1: Bạn cần một bộ hồ sơ vay vốn từ ngân hàng, sau đó điền đầy đủ thông tin và nộp tại đơn vị kiểm tra nợ xấu cá nhân

Bước 2: Sau khi bạn nộp hồ sơ, ngân hàng sẽ tiếp nhận yêu cầu của bạn và tiến hành thủ tục nhận thông tin từ khách hàng

Bước 3: Sau khi có được đầy đủ thông tin của bạn, ngân hàng lúc này sẽ tiến hành nhập thông tin cá nhân của bạn lên hệ thống để bắt đầu kiểm tra CIC của bạn

Bước 4: Sau khi có kết quả kiểm tra CIC trực tuyến, ngân hàng sẽ liên hệ để thông báo cho bạn biết kết quả trong thời gian ngắn nhất

4. Rơi vào nợ xấu thì sao?

Rơi vào nợ xấu đồng nghĩa với việc bạn không thể vay vốn khi ngân hàng tiến hành kiểm tra CIC cá nhân của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn rơi vào nhóm 1,2 như đã kể trên thì bạn vẫn có thể được cân nhắc cho vay như bình thường.

Nếu bạn rơi vào nhóm 3,4,5 thì mặc nhiên ngân hàng sẽ từ chối cho bạn vay dưới bất kì hình thức nào. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa bạn sẽ không thể vay được đến suốt đời.

Thông thường, nếu bạn rơi vào nợ xấu trong nhóm 3,4,5 thì bạn cần đợi ít nhất 2 năm để tài khoản của bạn có thể trở lại bình thường.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý rằng đối với một số tổ chức tín dụng khắc khe trong chính sách cho vay, chỉ cần bạn thuộc nhóm thứ 3, bạn sẽ vĩnh viễn mất cơ hội cho vay. Do đó, điều quan trọng nhất là tránh để rơi vào tình trạng nợ xấu, nếu không bạn sẽ vuột mất cơ hội của mình.

5. Các mẹo để tránh rơi vào nợ xấu

Các mẹo để tránh rơi vào nợ xấu

Rơi vào nợ xấu là tình trạng không ai muốn vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của bạn và gây khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng. Để tránh không để trường hợp này xảy ra, bạn cần lưu ý một số việc sau đây

  • Tránh để chi phí trả nợ vượt quá 50% thu nhập. Trước khi quyết định vay vốn, điều quan trọng nhất là bạn cần nắm rõ tình hình tài chính của mình để có thể tính toán và lựa chọn khoản vay phù hợp với khả năng của mình
  • Luôn lên kế hoạch trước để trả nợ đúng hẹn là điều kiện kiên quyết để tăng độ uy tín và là cơ sở để các ngân hàng đánh giá lịch sử tín dụng của bạn khi cần kiểm tra CIC
  • Tránh vay nợ nếu bạn có lịch sử tín dụng không tốt trong vài năm gần đây là một lựa chọn khôn ngoan. Nếu bạn cảm thấy không đủ tự tin về lịch sử tín dụng của mình trong vòng 2 năm đổi lại, hãy kiên nhẫn chờ đợi vì nếu không bạn sẽ tốn chi phí, thời gian mà vẫn không đem lại kết quả gì
  • Quản lí tài chính và sử dụng thẻ tín dụng của mình một cách hợp lí và thông minh là một điều mà bất kì ai cũng phải lưu ý. Nếu bạn thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng, cố gắng thanh toán hết nợ và không bao giờ xài vượt mức bạn có thể chi trả, cũng như tránh để chi phí vượt quá 50% thu nhập
Hang Xuan Hai/ Сhuyên gia
Giáo dục: Khoa Kinh doanh (FoBIS), Đại học UCSI 2014-2017
Chia sẻ bài viết này
Trả lời

;-) :| :x :twisted: :smile: :shock: :sad: :roll: :razz: :oops: :o :mrgreen: :lol: :idea: :grin: :evil: :cry: :cool: :arrow: :???: :?: :!: